đừng làm anh hùng!!!

Mấy hôm nay tâm sự ngổn ngang, toàn những tâm sự bản thân mình thấy không đáng có, không phải do mình gây ra, mà mình cũng chẳng phải là người lãnh nhận hậu quả. Nhưng rõ ràng nó là tâm sự, đè nặng tâm can mình, mình post lại bài anh Bảo viết, để tự nhủ mình thêm một lần nữa cho bớt những cái đau vô ích, dù mình sẽ tự thấy mình vô cảm dần đi, nhưng có cảm cũng chẳng giải quyết được gì thì đành vô cảm vậy: 
Thật dễ dàng để phản đối đời sống; và thật khó khăn—thậm chí có khi cả đời không làm nổi—để hòa hợp với đời sống. Bất mãn là điều ai cũng làm được, nhưng thuận lòng trời và hợp lòng người lại là một kỹ năng "mềm" đòi hỏi kiên khổ, bền chí, nhẫn nại hết sức mình.
Đời sống vốn dĩ chưa bao giờ thuận chiều mong muốn. Chúng ta khi lớn lên luôn tưởng rằng thế giới được sắp xếp theo ý chúng ta, chúng ta ngỡ là đời vận hành theo quy luật chúng ta đặt ra, chúng ta sẵn sàng nhảy đông đổng chửi bới cả thế giới mỗi khi gặp điều gì bất ngờ/bất trắc, chúng ta (bằng năng lực nhỏ nhoi của mình) tìm đủ cách buộc đời sống phải quay guồng quay chúng ta mong đợi. Tôi thấy điều đó có phần nào giống như bắt vận động viên đứng ngây như tượng để mình chụp đừng nhòe. Một suy nghĩ ngây thơ, duy ý chí, không tưởng.
Hòa hợp với đời sống sao cho mình thành một thành tố của nó không có nghĩa là thả trôi theo dòng, hên xui chăng chớ, mà ấy là hiểu được lẽ tự nhiên, biết ưu nhược của bản thân, nương vào đại cục mà sống, mà nghĩ, mà làm việc, mà nghỉ ngơi, sao cho năng lượng vũ trụ và năng lượng nội tại thống nhất. Vẫn kiên định, nhưng không nóng lòng, không gào thét xé quần xé áo bất mãn, không chửi đổng, không tự kỷ, không tham luyến vơ vào những gì chẳng của mình, thì mới hợp lòng trời lòng người.
Chúng ta hay có xu hướng thích làm người hùng giải cứu thế giới. Gặp ai, cũng đòi giáo hóa, dạy dỗ, nâng đỡ, xoa dịu. Thực chất, từ tâm khác với sự ôm đồm chuyện bao đồng. Từ tâm là thương nhưng không luyến. Còn người hùng chỉ dán mác từ tâm để bắt thế giới vận hành theo ý họ thôi. Họ mê quyền lực và nuông chiều mình bằng ảo giác "nhờ có tôi mà kẻ ấy khá hẳn lên". Từ tâm thuần túy không tranh biện, không áp chế, hiểu lẽ trời, quán triệt nghiệp quả: không ai cứu vớt ai được hết, mỗi người có duyên có nghiệp, tự họ nhận lãnh hoặc được tưởng thưởng.
Bỏ được tâm lý người hùng (về bản chất, đó là tâm lý giả, chúng ta mượn nó để bào chữa cho sự ôm đồm và duy ý chí của mình) thì mới sống vui được. Mới nhẹ lòng được. Năng lượng cá nhân mấy tí, mà đòi ban phát khắp chốn nhân gian vậy?
Nhạc sĩ Quốc Bảo
Tinh tinh và khỉ bonobo (tinh tinh lùn) lại khác nhau như “ngày và đêm”. Chúng là hiện thân của hai cực trong một cá thể khỉ lưỡng cực như chính bản thân con người. Ở tinh tinh, đó là những xung lực của sự ngự trị nam tính, sự tôn thờ cạnh tranh, niềm đam mê bạo lực nhưng cũng là nghệ thuật của sự thỏa hiệp chính trị. Trong khi ở bonobo, đó là cái văn hóa của chủ nghĩa hoan lạc, của tình yêu và hòa bình.



Tinh tinh thường sống trong những lãnh địa được những con đực bảo vệ biên giới rất quyết liệt, khi cần thiết thì sẵn sàng sử dụng vũ lực. Tinh tinh còn rất thích ăn thịt sống và có thể giết chóc tàn bạo để làm chủ tình hình. Đời sống tình cảm của nó rất giống đời sống tình cảm của con người; chúng có thể trở nên giận dữ, ghen tức, lo lắng và cô đơn, biết sẵn sàng chia sẻ và bảo vệ con yếu trong bầy.

Bonobo lại là một loài vật hoàn toàn khác. Xã hội của bonobo ít tính thứ bậc hơn nhiều so với xã hội của tinh tinh thường và do con cái kiểm soát. Bonobo không ăn thịt mà ăn trái cây và các loại thực vật khác. Bonobo hiếm khi giết nhau, chúng hoá giải xung đột bằng quan hệ tình dục theo những cách vô cùng phong phú. Khi con con gặp rắc rối, nó thường trông cậy vào khỉ mẹ hơn là trông chờ vào sự bảo vệ của người cha. Và khi mọi rắc rối phát sinh từ trong bầy đàn, hay từ bên ngoài, bonobo đều giải quyết bằng... sex, điều này cũng giống với con người chúng ta khi gặp rắc rối lớn thường cũng hay thoả hiệp và chia sẻ để khoả lấp bất đồng. Và cũng bởi thế mà bonobo đang trên đà tuyệt chủng hoàn toàn.

Có cả 2 tính cách của 2 loại tinh tinh tổ tiên trên trong con người chúng ta, bởi các nhà khoa học rảnh hơi sẵn trí óc đã nghiên cứu ra điều đó. Ở những tình huống thông thường hằng ngày, việc tính cách nào đang nổi trội trong ta không quan trọng cho lắm, nhưng ở một tình huống cực kỳ nguy hiểm, việc lựa chọn một tính cách duy nhất để giải quyết mang vấn đề sống còn. Thông thường những ai nằm giữa 2 tính cách, hoặc mang cả 2 tính cách ra làm phương án tự vệ, người đó chắc chắn chết!

Vậy nên mình và bạn và những ai khác nữa, hãy tự lựa chọn cho mình một tính cách thống nhất để sử dụng khi não phát tín hiệu nguy hiểm. Đừng lừng chừng, phải nhất quán, và phải theo đuổi 1 tính cách đó cho đến cùng, như thế bạn mới có cơ may là người sống sót cuối cùng. 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến